Chuyển đổi xanh từ sơn gỗ hệ nước

Chuyển đổi xanh không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc cho các doanh nghiệp chế biến gỗ nếu muốn phát triển bền vững và cạnh tranh quốc tế.

Trước những chuyển biến mang tính cách mạng này, phóng viên tạp chí Gỗ và Nội thất đã có buổi trò chuyện với bà Bùi Thị Chinh CEO Nanochem – đơn vị tiên phong sản xuất Sơn Gỗ Hệ Nước tại Việt Nam từ năm 2005.

1. Là chuyên gia trong ngành chế biến sơn và gỗ, bà đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc chuyển đổi xanh đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam?

– Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến sơn và gỗ không còn là xu hướng mà là một yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là khi các thị trường nhập khẩu đồ gỗ chính của Việt Nam sẽ áp dụng đánh thuế carbon trong thời gian tới, cụ thể: + Vào ngày 01/01/2026, thị trường Châu Âu (EU) sẽ bắt đầu áp dụng đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu.

+ Vào năm 2027, Anh cũng bắt đầu áp dụng đánh thuế carbon vào sản phẩm nhập khẩu. Thị trường Mỹ cũng đã ban hành cơ chế áp đặt thuế carbon lên các nhà nhập khẩu năng lượng và công nghiệp từ đầu năm 2024.

  • Tại Việt Nam, trong Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc năm 2021 (COP26), Chính phủ cũng đã cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
  • Có thể nói, chứng chỉ chuyển đổi xanh là visa để thâm nhập vào thị trường toàn cầu. Nhiều nhà nhập khẩu sẽ ưu tiên chọn doanh nghiệp có chứng chỉ xanh trước khi đánh giá về chất lượng và giá thành sản phẩm. Cụ thể, mới đây ngành may Việt Nam đã bị mất rất nhiều đơn hàng về tay các doanh nghiệp Bangladesh vì họ đã có chứng chỉ xanh trước doanh nghiệp Việt Nam.
Sơn Gỗ Hệ Nước góp phần bảo vệ môi trường (nguồn: nanochem.com.vn)

2. Theo bà, các rào cản trong quá trình chuyển đổi xanh mà các doanh nghiệp phải đối mặt là gì?

– Theo tôi, nhiều doanh nghiệp còn đang khá bối rối, chưa nắm rõ lộ trình chuyển đổi xanh sẽ được thực hiện như thế nào và bắt đầu từ đâu. – Để chuyển đổi xanh, các doanh nghiệp nên tập trung vào 2 yếu tố chính là nhà máy xanh và sản phẩm xanh. Với sản phẩm xanh, các doanh nghiệp cần sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, ít phát thải carbon. Cụ thể là trong ngành chế biến gỗ thì việc lựa chọn Sơn Gỗ Hệ Nước thay vì sơn hệ dung môi sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong hành trình chuyển đổi xanh của doanh nghiệp.

3. Sơn Gỗ Hệ Nước có khác biệt như thế nào so với hệ dung môi và nó có vai trò như thế nào trong việc thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh của doanh nghiệp?

– Thành phần chính trong Sơn Gỗ Hệ Nước là nước nên phát thải carbon rất thấp, có thể đạt được net zero carbon. Trong khi đó, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) trong sơn hệ dung môi chiếm đến 85%, nên phát thải carbon từ các công ty sản xuất đồ gỗ sử dụng sơn hệ dung môi là rất cao. Ngoài ra, sơn hệ dung môi còn chứa rất nhiều dung môi mạch vòng như Toluene, Xylene, Methanone… gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp, mắt, thậm chí là gây ung thư.

4. Với nhiều ưu điểm như vậy thì tại sao tỉ lệ sử dụng Sơn Gỗ Hệ Nước tại Việt Nam còn thấp?

– Trên thực tế, Sơn Gỗ Hệ Nước cũng còn nhiều nhược điểm cho người sử dụng như: làm dựng lông gỗ, chậm khô, khó sử dụng, chi phí cao, độ trong suốt không bằng hệ dung môi.

– Thấu hiểu thực trạng trên, Nanochem đã tiên phong ứng dụng công nghệ NANO và công nghệ của Đức để tạo ra các sản phẩm Sơn Gỗ Hệ Nước thay thế cho sơn hệ dung môi. Cụ thể, sản phẩm Sơn Gỗ Hệ Nước của Nanochem giúp hạn chế nổi lông gỗ, khô nhanh, phun bóng được trong điều kiện độ ẩm trên 90%, độ trong suốt và chống ngả vàng cao.

5. Nanochem đã đạt được thành tựu gì trong thời gian vừa qua?

– Nanochem là một trong những công ty đầu tiên đạt được chứng chỉ GreenGuard và GreenGuard Gold từ năm 2018 bởi UL. – RH (Restoration Hardware) cũng đã sử dụng Sơn Gỗ Hệ Nước của Nanochem từ năm 2018.

– Với phương châm “Lấy an toàn và thịnh vượng của khách hàng là niềm đam mê của chính mình”, đội ngũ nhân viên của Nanochem đã không ngừng sáng tạo ra các sản phẩm và quy trình có thể tiết kiệm chi phí sơn cho khách hàng lên tới 25% so với hệ dung môi.

Cám ơn bà về những chia sẻ rất hữu ích.

PV.