Giải pháp sơn gỗ hệ nước ngoại thất

Sơn gỗ hệ nước đều đạt tiêu chuẩn an toàn tốt nhất so với các loại sơn phủ dung môi thì chất lượng cũng có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn.

Công ty CP Sinh Hóa Công Nghệ (Nanochem) là một trong những các đơn vị sản xuất theo xu hướng này, đã liên tiếp phát triển và sản xuất các sản phẩm sơn giả gỗ nước. Và các dòng sơn kim loại, sơn giả gỗ với công nghệ đột phá cho sản phẩm, được nhiều đối tác trong và ngoài nước tin dùng.

Tất cả các dòng sản phẩm sơn hệ nước Nanochem đều đạt tiêu chuẩn an toàn tốt nhất. Ngoài ra, so với các loại sơn phủ dung môi thì chất lượng cũng có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Trong bài viết này, Nanochem sẽ chia sẻ với các bạn những ưu điểm vượt trội của sơn phủ hệ nước so với sơn phủ dung môi.

Sự khác biệt sơn gỗ hệ nước với sơn dung môi truyền thống

Về mặt hóa học, quá trình hình thành màng sơn (curing) diễn ra tại hai cơ chế. Màng sơn chuyển từ thể lỏng sang thể rắn do sự bay hơi của dung môi (thinner) trong sơn và phản ứng giữa polymer và chất làm cứng (hardener). Do đó, có thể thấy rằng ở sơn phủ một thành phần, sự hình thành màng sơn là do dung môi bay đi. Một số sơn một thành phần có thể kể đến là sơn Epoxy hệ nước, sơn PU hệ nước, sơn gốc acrylic, hay cả sơn dung môi một thành phần.

Bên cạnh đó, sơn phủ hai thành phần dung môi thường có cơ chế tạo màng là bay hơi dung môi và phản ứng giữa polymer với hardener. Sơn hai thành phần phổ biến nhất là PU và Epoxy. Chính vì sự khác biệt cơ bản này mà phương pháp thi công của hai loại này khác nhau, và ưu điểm của sơn gốc nước hơn sơn dung môi.

Trong phương pháp sử dụng thi công, sơn phủ một thành phần đã được pha chế sẵn, trong quá trình sử dụng không cần trộn, tuy nhiên, sơn phủ hai thành phần được khuyến cáo nên trộn và sử dụng theo một tỷ lệ nhất định, và chúng khó có thể bảo quản được sau thời gian sử dụng, pha trộn.

Ưu điểm của sơn gỗ hệ nước

Bảo vệ sức khỏe của người lao động và tiêu dùng

Như đã giải thích ở phần trên, sơn phủ dung môi hai thành phần sẽ sử dụng các chất hữu cơ làm dung môi, là chất mang (medium) với polymer và chất pha loãng (thinner). Trong công thức sơn dung môi, hàm lượng chất rắn khô là khoảng 25%, và phần lớn phần còn lại sẽ là các dung môi hữu cơ này. Các dung môi hữu cơ phổ biến là toluen, xylene và trimethylbenzene.

Các hợp chất hữu cơ này thường rất dễ bay hơi, ở nhiệt độ và áp suất thường, chúng có thể dễ dàng chuyển từ trạng thái lỏng sang khí – tên thông dụng của các hợp chất này là VOC. Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi là những hợp chất hữu cơ độc hại, thường xuyên hít phải chúng trong môi trường làm việc kín, nhỏ và kém thông thoáng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài, đặc biệt là thợ mộc và công nhân nhà máy trực tiếp chế tạo các sản phẩm này.

Thực tế, trên thế giới, đã có những tiêu chuẩn bắt buộc về hàm lượng VOC tối đa được phép trong một công thức sơn.

Trong khi đó, sơn hệ nước thường một thành phần và sử dụng nước như là một dung môi. Quá trình chuyển hóa và hình thành từ màng sơn chủ yếu là do nước bay hơi mà thành. Riêng với các sản phẩm sơn Nanochem, lượng hợp chất hữu cơ bay hơi VOCs luôn thấp hơn 95% so với các sơn dung môi truyền thống. Thế nên, có một điều chắc chắn là sơn hệ nước Nanochem sẽ an toàn hơn và nhẹ mùi hơn so với sơn dung môi.